Ảnh: Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô vuốt ve chú chó dẫn đường của một khán giả trong hội trường Phao-lô VI tại Vatican. (Alberto Pizzoli / AFP ...
Ảnh: Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô vuốt ve chú chó dẫn đường của một khán giả trong hội trường Phao-lô VI tại Vatican. (Alberto Pizzoli / AFP / Getty Images)
1. Nền tảng đạo đức và quan điểm nhất quán
Trong Sách Sáng Thế, chúng ta thấy rằng Thiên Chúa đã tạo ra mọi thứ từ hư không và những gì Người tạo ra đều là tốt đẹp. Đỉnh điểm trong công trình sáng tạo của Thiên Chúa chính là việc Người tạo ra con người có nam có nữ và chỉ họ mới mang hình ảnh giống như Người (St 1,27)
"Chi phí những số tiền quá đáng cho thú vật, mà lẽ ra phải ưu tiên làm giảm bớt sự khốn cùng của con người, là một việc bất xứng. Được phép ưa thích thú vật, nhưng không được dành cho chúng tình yêu, chỉ dành cho con người. — Giáo lý số 2418"
2. Động vật có linh hồn không? Chúng có được lên Thiên Đàng không?
Linh hồn là nguyên tắc sống của mọi sinh vật. Động vật và thực vật đều có linh hồn nhưng không mang ý nghĩa như linh hồn con người.
– Linh hồn của con người là thuộc linh và bất tử, tồn tại cả sau khi chết.
– Linh hồn của động thực vật thuộc về vật chất, chúng chấm dứt sự tồn tại khi chết.
Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng, buồn rầu khi một con vật cưng bị chết bởi lẽ:
– Thiên Chúa yêu mọi sự Người đã tạo ra và có thể trong một trường hợp nào đó, bởi quyền năng của Thiên Chúa, chúng ta thấy động vật trên Thiên Đàng. Ví dụ trong Sách Các Vua 2: Các ông còn đang vừa đi vừa nói, thì này một cỗ xe đỏ như lửa và những con ngựa đỏ như lửa tách hai người ra. Và ông Ê-li-a lên trời trong cơn gió lốc. (2 V 2,11)
Nhưng cần nói rõ rằng nếu có động vật trên Thiên Đàng thì chắc chắn sự xuất hiện của chúng không xuất phát từ sự phán xét, vốn chỉ dành cho con người. Với động vật, không có khái niệm thánh thiện hay tội lỗi.
– Hạnh phúc trên Thiên Đàng là viên mãn đời đời. Vì vậy, có thể Thiên Chúa sẽ cho chúng ta được ở bên những con vật mà chúng ta yêu thương.
Về khoản này, Giáo Hội không có kết luận chính thức mà chỉ muốn nhấn mạnh rằng dù sao đi nữa, chúng ta không thể đánh đồng động vật với con người. Phần thưởng được sống hạnh phúc trên thiên đàng là một ân sủng chỉ dành riêng cho con người mà thôi.
3. Đối xử tàn nhẫn với động vật có phải là tội không?
Trích Sách Đệ Nhị Luật: Anh (em) không được bịt mõm con bò đang đạp lúa. (Đnl 25,4)
Trích Sách Châm Ngôn: Người công chính chăm lo cho sự sống đàn vật, còn ác nhân thì thâm độc tận đáy lòng. (Cn 22,10)
Như đã nói ở phần 1, con người có thể sử dụng động vật cho các nhu cầu và mục đích chính đáng của mình. Tuy nhiên, con người không được hành hạ hay giết chết chúng một cách vô cớ, không dùng cho mục đích nào hay chỉ để thỏa mãn sở thích giết chóc của bản thân.
Bởi lẽ:
- Thú vật là những thụ tạo của Thiên Chúa. Ngài ân cần quan phòng chăm sóc chúng. Chỉ bằng sự hiện hữu của mình, chúng đã ca tụng và tôn vinh Ngài. Con người cũng phải đối xử tử tế với chúng. Phải nhắc lại rằng các thánh như Phan-xi-cô Assisi hoặc Phi-líp-phê Nê-ri đã đối xử dịu hiền với thú vật như thế nào. — Giáo lý số 2416
- Hành hạ thú vật và phung phí mạng sống của chúng cách vô ích là nghịch với phẩm giá con người. — Giáo lý số 2418
4. Có được yêu động vật ngang bằng với con người không?
Trong xã hội hiện tại, chúng ta thấy có nhiều trường hợp người ta yêu thương động vật một cách quá mức, dành cho chúng vật chất và tinh thần thậm chí còn nhiều hơn những điều họ dành cho những người xung quanh. Điều này là không đúng bởi lẽ:
- Chi phí những số tiền quá đáng cho thú vật, mà lẽ ra phải ưu tiên làm giảm bớt sự khốn cùng của con người, là một việc bất xứng. Được phép ưa thích thú vật, nhưng không được dành cho chúng tình yêu, chỉ dành cho con người. — Giáo lý số 2418
Bình luận