$type=ticker$count=12$cols=4$cate=0

Tử Đạo, Tử Đạo Đỏ, Tử Đạo Xanh Và Tử Đạo Trắng

Chia sẻ bài viết này:

Hỏi:   Chào anh! Khi đọc một số sách báo Công Giáo và nhất là về cuộc đời của một số vị Thánh, tôi thấy họ được gọi là những người tử đạo xa...

Hỏi: 

Chào anh! Khi đọc một số sách báo Công Giáo và nhất là về cuộc đời của một số vị Thánh, tôi thấy họ được gọi là những người tử đạo xanh và có vẻ đã không phải chịu chết vì tuyên xưng đức tin. Vậy xin anh giải đáp giúp tôi về khái niệm này. Chân thành cảm ơn!

Theo chân Đức Giê-su

Trả lời:

Chào anh, để trả lời câu hỏi này, trước hết, chúng ta sẽ nói qua về khái niệm “tử đạo” trong Giáo Hội Công Giáo.

Tử đạo (chứng tá)

Từ nguyên Hy-lạp của “tử đạo” (hay chính xác hơn: chứng tá) (martyr) là martus. Vào thời cổ đại, nó được sử dụng ban đầu trong lĩnh vực pháp lý với ý nghĩa biểu thị người làm chứng cho một sự kiện nào đó mà anh ta có vốn hiểu biết dựa trên quan sát cá nhân của mình. Trong thời kỳ Ki-tô Giáo sơ khai, từ này được áp dụng trước nhất cho các vị tông đồ – những người đã tận mắt chứng kiến ​​cuộc đời của Chúa Giê-su Ki-tô và sự Phục Sinh của Người. Sau đó, vào những thế kỷ đầu tiên của Giáo Hội, thuật ngữ này được dùng riêng để chỉ những tín hữu thánh thiện, nam cũng như nữ, đã làm chứng cho Đấng Ki-tô bằng cách tự nguyện chịu đổ máu và hy sinh mạng sống vì đức tin trong các cuộc bách hại – điều này làm cho chữ “tử đạo” nắm vài trò chủ đạo, bao trùm phần lớn ý nghĩa của chữ “chứng tá” ban đầu.


Sách Giáo lý Công Giáo định nghĩa:


2473. Tử đạo là chết để làm chứng cho chân lý đức tin, nên là lời chứng cao quý nhất. Sống kết hợp với Đức Ki-tô, khi chịu chết, vị tử đạo làm chứng cho Đấng đã chết và đã sống lại. Những vị tử đạo làm chứng cho chân lý đức tin và đạo lý Ki-tô Giáo bằng cái chết anh hùng. “Hãy để tôi trở nên mồi ngon cho ác thú. Chính nhờ chúng mà tôi sẽ được về với Thiên Chúa” (Thánh I-nha-xi-ô thành An-ti-ô-khi-a).


Tử đạo đỏ, tử đạo xanh và tử đạo trắng

Tuy nhiên, theo thời gian, Ki-tô Giáo đã không ngừng phát triển và trở thành tôn giáo chính ở rất nhiều quốc gia; các cuộc bách hại nhắm vào Ki-tô hữu, vì thế, cũng ngày một thưa dần. Thực tế này đã khiến cho ý nghĩa ban đầu của từ “tử đạo” trong Giáo Hội được đánh giá và nhìn nhận lại, đồng thời, có những công nhận về các loại tử đạo (hay đúng hơn: chứng tá) khác mà trong đó, người Ki-tô hữu không phải chịu chết khi làm chứng cho Tin Mừng.


Những hình thức tử đạo mới này chủ yếu có nguồn gốc từ đất nước Ireland – nơi Ki-tô Giáo được đón nhận cởi mở ngay từ đầu và chưa từng có bách hại xảy ra; các tín hữu vì thế rất khao khát được tham gia một cuộc tử đạo theo hình thức khác. Một bài giảng cổ được viết vào khoảng cuối thế kỷ VII ở đây đã đưa ra một bản tóm tắt hoàn hảo về ba loại tử đạo:


Bây giờ, có ba loại tử đạo được kể như thập giá dành cho một người, đó là: tử đạo trắng, tử đạo xanh và tử đạo đỏ. Tử đạo trắng cốt ở việc một người từ bỏ mọi thứ anh ta yêu thích vì Thiên Chúa, mặc dù phải ăn chay hay lao động cực nhọc. Tử đạo xanh cốt ở việc một người giải phóng chính mình khỏi những ham muốn xấu xa, bằng cách ăn chay hay lao động cực nhọc; hoặc chịu đựng những đau đớn, vất vả trong việc đền tội và ăn năn sám hối.


Như vậy, có thể hiểu rằng, trong việc làm chứng cho Tin Mừng:

  • Tử đạo đỏ là hành động tự nguyện đổ máu và hy sinh mạng sống mình để bảo vệ và tuyên xưng đức tin.
  • Tử đạo xanh là việc tự nguyện ăn chay, hãm mình, làm việc chuyên cần và chịu đựng gian khổ để thoát khỏi những ham muốn xấu xa, hoặc để sám hối ăn năn và làm việc đền tội.
  • Tử đạo trắng là việc tự nguyện ăn chay, làm việc chuyên cần và hãm mình khỏi những sở thích cá nhân vì tình yêu lớn lao hơn dành cho Thiên Chúa.

Nếu như các vị tử đạo đỏ làm chứng cho Chúa Ki-tô bằng chính máu của mình, thì các vị tử đạo xanh và tử đạo trắng làm việc đó bằng các thực hành và quyết tâm trong đời sống tu đức.

Nếu như tử đạo đỏ thường không có nhiều dịp xảy ra trong thế giới hiện đại, thì tử đạo xanh và tử đạo trắng là những linh đạo khả thi cho mọi Ki-tô hữu hôm nay; đồng thời, phù hợp lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI: “Con người hiện đại sẵn lòng nghe chứng nhân hơn là nghe thầy dạy, hoặc nếu họ có nghe thầy dạy, thì bởi vì chính thầy dạy cũng là những nhân chứng” (trích Tông huấn Loan Báo Tin Mừng – Evangelii Nuntiandi, ban hành năm 1975).

Bài đọc: Antonio Tran Trinh Trong

Bình luận

BLOGGER
♰ Trang tin được dẫn trích từ nhiều nguồn tư liệu trên Internet dành riêng cho người Công Giáo, các Kitô hữu, và những ai mong muốn tìm hiểu Đức Tin Công Giáo một cách sâu sắc hơn – Để yêu mến Chúa Kitô và Mẹ Hội Thánh hơn.

Name

Abraham,1,Ăn Chay,1,Bảy Vị Thánh Ngủ,1,Bí tích,10,Calcutta,1,Catholic Community,2,Cầu Nguyện,4,Cầu Nguyện Liên Lỉ,1,Chia Sẻ,33,Chú Giải,1,Chúa Giê-Su,24,Cô Đơn,1,Công Giáo,42,Congregatio,1,Cuộc Khổ Nạn,2,Cựu Ước,3,Đám Cưới,2,Đền Thờ,1,Đền Tội,1,DHY Nguyễn Văn Thuận,1,Don Bosco Cần Giờ,1,Dòng Tu,1,Đức Giáo Hoàng,11,Đức Hồng Y,2,Đức Hồng Y George Pell,1,Đức Mẹ,7,Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp,2,Đức Mẹ Măng Đen,1,Đức Mẹ Maria,7,Đức Mẹ Nghèo Khó,1,Đức Ông Vincent Trần Ngọc Thụ,1,Đức Tin,3,Ebook Công Giáo,1,English Catholic,4,Gabriel,1,Gia Phả Chúa Giêsu,1,Giáo Hội,20,Giáo Huấn,1,Giáo Lý,8,Giuse Marchand Du,1,Hạnh Các Thánh,11,Hạt Mân Côi,3,Hình Ảnh Công Giáo,1,Hoả Ngục,1,Hỏi Đáp,14,Hỏi Đáp Công Giáo,35,Hỏi Đáp Tôn Giáo,8,I am Catholic,2,Kinh Cầu Nguyện,4,Kinh Thánh,25,Kinh Thánh Tân Ước,1,Lạc Giáo,2,Lễ Vọng,1,Linh Hồn,1,Lời Chúa Hàng Ngày,3,Lòng Thương Xót Chúa,1,Luyện Ngục,1,Luyện Tội,1,Ly Hôn,1,Ma Quỷ,1,Mái Ấm,1,Maria Madalena,1,Mẹ Teresa,1,Michael,1,Miriam,1,Môsê,1,Ngẫu Tượng,2,Nghịch Lý Tảng Đá,1,Nhà Thờ,3,Night Prayer,1,Nô Lệ,1,Ơn Gọi,1,Ordo,1,Padre Piô,2,Phongxiô Philatô,1,Problem of Evil,1,Probo Vaccarini,1,Radio,51,Radio Công Giáo,45,Raphael,1,Sách Công Giáo,3,Sách Khải Huyền,1,Sinh Nhật Đức Mẹ,1,Suy Niệm,1,Tên Thánh,1,Thần Học,1,Thần Khúc Dante,1,Thánh Biển Đức Viện Phụ,1,Thánh Đa Minh,1,Thánh Giá,3,Thánh Giuse,2,Thánh Lễ,7,Thánh Luca,2,Thánh Mát-thêu,1,Thánh Phao-lô,1,Thánh Phê-rô,1,Thánh Tích,1,Thánh Tử Đạo Việt Nam,1,Thập Tự Chinh,1,Thiên Chúa,14,Thiên Đàng,1,Thiền Siêu Việt,2,Thiên Thần,3,Thiền TM,1,Tìm Hiểu,31,Tin Lành,1,Tin Mừng,6,Tổ Nghề,1,Tông Đồ,4,Tử Đạo,1,Vatican,4,Vụ án Galileo Galile,2,Xưng Tội,2,Yoga,1,
ltr
item
✞ CATHOLIC VIETNAM : Tử Đạo, Tử Đạo Đỏ, Tử Đạo Xanh Và Tử Đạo Trắng
Tử Đạo, Tử Đạo Đỏ, Tử Đạo Xanh Và Tử Đạo Trắng
https://augustino.net/wp-content/uploads/2020/11/Theo-chan-Duc-Gie-su.jpg
✞ CATHOLIC VIETNAM
https://www.catholic.com.vn/2021/08/tu-ao-tu-ao-o-tu-ao-xanh-va-tu-ao-trang.html
https://www.catholic.com.vn/
https://www.catholic.com.vn/
https://www.catholic.com.vn/2021/08/tu-ao-tu-ao-o-tu-ao-xanh-va-tu-ao-trang.html
true
1702303097171369883
UTF-8
Đã tải tất cả các bài đăng Không tìm thấy bất kỳ bài viết nào Xem tất cả Xem thêm Phản hồi Dừng phản hồi Xoá Bởi Trang chủ Trang Bài viết Xem tất cả GỢI Ý CHO BẠN Từ khoá Lưu trữ Tìm kiếm Tất cả bài viết Không tìm thấy bất kỳ bài đăng nào phù hợp với yêu cầu của bạn Quay lại Trang chủ Chủ nhật Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 vừa rồi 1 phút trước $$1$$ trước 1 giờ trước $$1$$ giờ trước Hôm qua $$1$$ ngày trước $$1$$ tuần trước hơn 5 tuần trước Những người theo dõi Theo dõi Nội dung bản quyền được che lại, để xem vui lòng làm theo hai bước hướng dẫn dưới đây: Bước 1: Chia sẻ trên Facebook hoặc Twitter Bước 2: Nhấp vào link mà bạn mới mới chia sẻ trên trang cá nhân. Copy tất cả mã Chọn tất cả mã Tất cả các mã đã được sao chép vào khay nhớ tạm của bạn Không thể sao chép mã / văn bản, vui lòng nhấn [CTRL] + [C] (hoặc CMD + C với Mac) để sao chép Mục lục