Sự phát triển trong Giáo hội Hàn Quốc trong nửa thế kỷ qua rất tuyệt vời. Dưới đây là vài con số: Năm 1985 có 1,8 triệu người Công giáo. Năm...
Sự phát triển trong Giáo hội Hàn Quốc trong nửa thế kỷ qua rất tuyệt vời. Dưới đây là vài con số:
Năm 1985 có 1,8 triệu người Công giáo. Năm 2017 có 5,8 triệu người Công giáo.
Giáo hội Đại Hàn hiện có hơn 10.000 nữ tu. Hơn 5.000 linh mục, đại đa số các linh mục (hơn 2/3) đều dưới 45 tuổi. Từ 1997 Giáo hội Công giáo chiếm từ 7,9% dân số, đến 2017 tăng lên 11% dân số.
Tại sao có sự tăng trưởng nhanh này?
1 - Một phong trào giáo dân bản địa
Giáo hội không có các nhà truyền giáo nước ngoài đến để giảng đạo. Thay vào đó, người Đại Hàn tự đi tìm hiểu để trở thành người Công giáo và sau đó trở về để chia sẻ đức tin của mình cho đồng bào. Trong sứ đoàn Triều Tiên tại Trung Quốc, Yi Seung-hun (Lý Thừa Huân) đã nhận phép rửa tại Bắc Kinh năm 1784. Khi về lại Triều Tiên, ông mang theo nhiều sách vở Công giáo bằng văn ngôn do Dòng Tên biên soạn để rồi cộng đoàn Công giáo đầu tiên đã được thành lập trên đất nước này bởi chính các giáo dân.
Giáo hội phát triển từ người này sang người kia trực tiếp, từ gia đình đến gia đình và cộng đồng. Vì người Đại Hàn không phụ thuộc vào giáo sĩ hay tu sĩ để truyền bá đức tin cho họ, nên việc nhiều người giáo dân chia sẻ đức tin của họ với người khác là điều tự nhiên, bởi vì đó là cách họ trở thành người Công giáo.
Một cha sở cho biết: "Trong giáo xứ, chúng tôi có hai linh mục và bốn nữ tu, nhưng công việc truyền giáo và hướng dẫn tôn giáo thực sự được giáo dân thực hiện, cả trong tám khóa giáo lý, được dạy vào những thời điểm khác nhau và bởi những người khác nhau, và các phong trào trong giáo xứ rất tích cực, đặc biệt là Đạo binh Đức Mẹ. Mỗi năm, giáo xứ chúng tôi cử hành hai hoặc ba lần rửa tội tập thể cho người lớn: mỗi lần khoảng 200, 300, hoặc thậm chí nhiều hơn, sau dự tòng đã học khoảng một năm giáo lý. Không dài, nhưng chúng ta không thể kéo dài thêm thời gian học, vì nhiều người xin học đạo. Sự hình thành đức tin sâu sắc hơn sau Bí tích Rửa tội, và là nhiệm vụ của các phong trào trong giáo hội".
2 - Tôn giáo không bao giờ thụ động, nhưng luôn có chủ ý và đòi hỏi
Để trở thành Công giáo ở Đại Hàn không phải là điều dễ dàng. Họ phải hiểu Tin Mừng khá nhiều.
Một linh mục chia sẻ: "Trở thành Kitô hữu có nghĩa là tham gia vào một nhóm thu hút bạn cách sâu sắc, mang đến cho bạn những chuẩn mực về hành vi và nỗ lực, mang đến cho bạn những lời cầu nguyện mỗi ngày. Khi vào Giáo hội, người ta chấp nhận mọi thứ. Đây là tinh thần Đại Hàn, hoặc là bạn chấp nhận và cam kết với chính mình, hoặc bạn không chấp nhận và biến mất".
3 - Ý thức cộng đồng mạnh mẽ
Trở thành một người Công giáo ở Đại Hàn không chỉ là một bước nhảy hay là làm những gì bắt buộc với bạn. Nhưng có nghĩa là sống chung cùng nhau.
"Ngày Chúa nhật, mọi người đến sớm trước thánh lễ để tập thánh ca và ở lại ăn trưa trong hai hoặc ba giờ sau đó. Giáo xứ được chia thành các nhóm nhỏ trong khu vực thường xuyên gặp gỡ và chăm sóc lẫn nhau".
4 - Ngưỡng mộ mạnh từ nền văn hóa
Giáo hội Công giáo được nhìn nhận rất tích cực, bởi vì nhiều cách Giáo hội phục vụ đất nước – nhiều công việc thương xót khác nhau:
- Giúp đỡ người nghèo,
- Đấu tranh vì một chính phủ dân chủ trong những năm quân đội cai trị đất nước,
- Cầu nguyện cho những người trong luyện ngục và sự chuyển cầu của các vị thánh trên Thiên đàng xin ơn Thiên Chúa, v.v.
Giáo hội Công giáo đã trở thành nhà của nhiều nhà giáo dục, chính trị gia có ảnh hưởng (bao gồm cả Tổng thống hiện tại), các ngôi sao nhạc pop, các nhà lãnh đạo quân sự, v.v ... Được xã hội chấp nhận.
Đức Tổng giám mục Kim Hee-joong của Gwangju xác nhận rằng lịch sử của Giáo hội là kết quả của phong trào giáo dân, cùng với sự ủng hộ mạnh mẽ, công khai cho nền dân chủ và lập trường chống lại chủ nghĩa độc tài đã khiến Giáo hội thành một tổ chức được nhiều người ngưỡng mộ.
Nhiều người Công giáo là những công dân gương mẫu, chẳng hạn như Tổng thống lâm thời Kim Gu, nhà lãnh đạo phong trào độc lập dân tộc trong thập niên 1940; Tổng thống Kim Dae-jung (nhiệm kỳ 1998–2003), người đạt giải Nobel Hòa Bình (năm 2000) duy nhất của Đại Hàn. Đương kim Tổng thống cũng là người Công giáo, ngài Moon Jae-in (từ 10 tháng 5 năm 2017).
Một cuộc thăm dò năm 2015 cho thấy Công giáo là tôn giáo được tôn trọng nhất ở Đại Hàn, tiếp theo là Phật giáo.
5 - Phép nhân tâm linh hơn là phép cộng
Bồi dưỡng tâm linh là nguyên tắc giúp ai đó có thể chuyển hóa - nghĩa là họ chọn theo Chúa Yêsu và trở thành môn đệ của Người - Đây là một hành động có chủ ý của ý chí. Chúng ta nên vui mừng bất cứ khi nào ai đó được đưa đến một chứng từ đức tin sống động, nhưng chúng ta không bao giờ nên dừng lại ở đó. Chúng ta muốn có nhiều người theo đạo (đây không phải là điều xấu!). Tuy nhiên, đây không phải là tiêu chuẩn của Chúa Yêsu đặt cho chúng ta là những người theo Ngài. Nhiều người Công giáo Đại Hàn biết điều này. Vì vậy, họ nhắm đến phép nhân tâm linh.
Chúng ta thấy ngay từ đầu sứ vụ của Chúa Yêsu, Người đã gọi các ngư dân là những kẻ "lưới người". Người nói: "Hãy theo ta, và ta sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người" (Mt 4,19). Bước đầu tiên là "làm theo". Quyết định này để trở thành một người một môn đệ. Bước tiếp theo là xây dựng một "ngư dân". Điều này làm cho chúng ta là một "nhà tác tạo" môn đệ. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó. Chúng ta không chỉ làm cho người khác thành môn đệ Chúa Yêsu, mà còn tạo ra môn đệ chuẩn bị cho những môn đệ sau đó. Đây là phép nhân tâm linh.
[lock]Tác giả: An Thanh DCCT / Catholic Missionary Disciples[/lock]
Bình luận