Giáo Hội Công Giáo Latinh có năm tòa thượng phụ (partriachat) danh dự Giáo Hội Công Giáo Latinh hiệp nhất với nhau dưới sự lãnh đạo của một ...
Giáo Hội Công Giáo Latinh có năm tòa thượng phụ (partriachat) danh dự
Giáo Hội Công Giáo Latinh hiệp nhất với nhau dưới sự lãnh đạo của một thượng phụ duy nhất là Đức giáo hoàng, chứ không tách biệt từng tòa thượng phụ riêng rẽ như GH Chính Thống. Tuy nhiên, GH Công Giáo vẫn duy trì năm tòa thượng phụ danh dự vì yếu tố lịch sử và truyền thống.
1. Tòa Thượng Phụ Giêrusalem (Israel)
Giêrusalem là cộng đoàn tín hữu tiên khởi và đóng vai trò rất quan trọng thời giáo hội sơ khai. Và ngay từ thời kì đầu thì đây đã là một tòa thượng phụ độc lập. Tới thời trung cổ, tòa thượng phụ Giêrusalem ngả theo hướng GH Chính Thống, nên khi cuộc phân ly Chính Thống – Công Giáo nổ ra (1054) thì Giêrusalem là một tòa thượng phụ chính thống. Không lâu sau đó, Giêrusalem bị quân Hồi Giáo đánh chiếm và gần như bị xóa sổ. Năm 1099, đội quân thập tự chinh đánh chiếm lại được Giêrusalem và từ đó giáo đoàn này trực thuộc vào GH Công Giáo Roma. Từ đó trở đi, giám mục Giêrusalem sẽ được giáo hoàng chỉ định và được ban tước hiệu thượng phụ danh dự.
2. Tòa Thượng Phụ Lissabon (Bồ Đào Nha)
Giáo phận Lissabon được thiết lập vào thế kỷ thứ IV và cũng từng giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử Giáo Hội vì thuộc hàng những giáo phận tiên khởi. Năm 716, Bồ Đào Nha bị quân man di đánh chiếm và Gp Lissabon gần như bị xóa sổ mãi tới năm 1147 mới được khôi phục. Năm 1394 Lissabon được nâng lên hàng tổng giáo phận. Năm 1716 được đức giáo hoàng Clement XI. ban tước hiệu tòa thượng phụ danh dự.
3. Tòa Thượng Phụ Ostindien (Ấn Độ)
Đây là một tước hiệu danh dự mang thông điệp hòa bình hơn là một ngai tòa thực tế. Ban đầu, giáo phận này ở Ấn Độ nằm trong vùng thuộc địa của Bồ Đào Nha được thiết lập năm 1553. Khi ấy, để thưởng công cho vua Bồ Đào Nha vì công lao truyền giáo ở Ấn Độ, giáo hoàng cho phép nhà vua có quyền chỉ định giám mục cho vùng truyền giáo. Tuy nhiên, đặc ân này sau đó trở thành nguồn cơn của những tranh chấp và xung đột giữa Tòa Thánh và vua Bồ Đào Nha, đỉnh điểm là sự phân ly của giáo phận Sé de Santa Catarina ở Velha Goa (Ấn Độ). Sau nhiều tranh luận và thương thuyết, sau cùng, cùng với sự sụp đổ của chế độ thực dân Bồ Đào Nha, năm 1886 Giáo Hội lấy lại được chủ quyền trên giáo phận này và vẫn cho phép tổng giám mục mang tước hiệu danh dự là thượng phụ.
4. Tòa Thượng Phụ Westindien
Đây cũng lại là một danh hiệu tượng trưng chứ không có tòa thượng phụ thực thụ, vì chưa hề có giáo phận Westindien tồn tại trong lịch sử. Theo lý thuyết thì tòa thượng phụ này nằm ở phía tây Ấn Độ, nhưng thực tế thì ở đó không hề có giáo phận này. Đúng hơn, đây là một tước hiệu danh dự được ban cho các giám mục tuyên úy quân đội của Tây Ban Nha, đặc biệt là giám mục giáo phận Toledo. Từ năm 1963 trở đi, danh hiệu thượng phụ này không còn được sử dụng nữa.
5. Tòa Thượng Phụ Venedig (Tp Venice – Italy)
Đây cũng là một tước hiệu danh dự dược ban cho vị tổng giám mục Gp Venedig. Giáo phận này nguyên thủy là tài sản (lãnh địa) của thượng phụ Grado am Golf. Năm 1451 được thiết lập thành giáo phận độc lập và được đặc ân duy trì tước hiệu tòa thượng phụ.
Bình luận