Lịch sử ghi nhận sự hình thành Dấu Thánh Giá lần đầu tiên là vào thế kỷ thứ 2 (được Tertulliano ghi lại). Khởi đầu người ta chỉ làm dấu bằng...
Lịch sử ghi nhận sự hình thành Dấu Thánh Giá lần đầu tiên là vào thế kỷ thứ 2 (được Tertulliano ghi lại). Khởi đầu người ta chỉ làm dấu bằng 1 ngón tay trỏ hoặc ngón cái vẽ thánh giá trên trán. Hình thức này vẫn còn được thực hiện trước khi nghe công bố Tin Mừng trong Thánh Lễ nhưng với cách vẽ 3 dấu thánh giá nhỏ trên trán, trên môi và trên ngực.
Từ thế kỷ thứ 8 ở một số nơi các tín hữu bắt đầu làm dấu với 2 ngón tay: ngón trỏ và ngón giữa vẽ Dấu Thánh Giá trên trán và trên ngực. Bằng hình thức này các tín hữu tuyên xưng rằng Chúa Giêsu có 2 bản tính: Thiên tính và nhân tính. Đó là một lời tuyên xưng chống lại lạc giáo thời bấy giờ cho rằng Chúa Giêsu chỉ có thiên tính chứ Ngài không thực sự là con người.
Cũng trong thời điểm ấy hình thức làm Dấu Thánh Giá bằng 3 ngón tay: Ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa chụp lại chạm lên trán, ngực và hai vai. Từ thế kỷ 13, hình thức này trở nên phổ biến đặc biệt ở Giáo hội Công giáo Hy Lạp với ý nghĩa tuyên xưng Chúa Ba Ngôi: "Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần" (Mt 28,20). Dấu Thánh Giá lúc này trở thành dấu chỉ tóm tắt toàn bộ đức tin: Chúa Cha yêu thương và giải thoát chúng ta qua Chúa Con và ban Thánh Thần cho chúng ta. Các tín hữu chính thống giáo vẫn làm Dấu Thánh Giá như vậy cho tới ngày nay. Hình thức này cũng được khuyến khích thực hành trong GH Công Giáo vào thời Đức Leo IV (855) và Đức Innocente III (1216).
Như vậy hình thức Dấu Thánh Giá chúng ta làm hiện nay được phát triển từ khoảng thế kỷ 13 với một chút thay đổi đó là cả bàn tay (thay vì 3 ngón) chạm lên trán, ngực và hai vai.
- Khi đặt tay lên trán chúng ta tuyên xưng Chúa Cha là Đấng sáng tạo trời đất. Ngài trổi vượt trên tất cả.
- Rồi bàn tay chúng ta đưa xuống chạm vào ngực (hoặc bên dưới 1 chút) như lời tuyên xưng về sự hạ mình nhập thể của Chúa Giêsu. Ngài từ trời cao hạ thân mặc xác phàm vì yêu thương chúng ta, và Ngài còn xuống tận ngục tổ tông sau khi chịu tử nạn rồi ngày thứ ba Ngài sống lại.
- Sau cùng, bàn tay chúng ta chạm vào vai trái sang vai phải với ý nghĩa Chúa Thánh Thần bao phủ toàn bộ, Ngài che chở chúng ta như tấm áo choàng và bảo vệ chúng ta bằng tình yêu và sức mạnh của Ngài.
Bài đọc: Thuy Duong Tran
M.Eugenius Nguyễn OCist
Tại sao Chính Thống Giáo làm dấu thì lại chạm vào vai phải rồi qua vai trái. Còn Công Giáo thì vai trái rồi lại qua vai phải.
ReplyDelete