Trả lời cho câu hỏi trên, tác giả M. Eugenius Nguyen OCist có viết như sau: Gia phả của Chúa Giêsu được thánh Mathêu giới thiệu ngay ở chư...
Trả lời cho câu hỏi trên, tác giả M. Eugenius Nguyen OCist có viết như sau:
Gia phả của Chúa Giêsu được thánh Mathêu giới thiệu ngay ở chương mở đầu Tin Mừng (Mt 1,1-16), còn thánh Luca giới thiệu trong chương 3,23-38. Điều thú vị là 2 tác giả Tin Mừng viết ngược nhau, theo nghĩa Tin Mừng Mathêu khởi đầu gia phả từ Abraham xuôi dòng tới Chúa Giêsu, còn Tin Mừng Luca bắt đầu từ Chúa Giêsu ngược dòng tới Adam.
Hai tác giả trình bày theo hai hướng khác nhau vì các ngài có lý do và mục đích khác nhau.
Thánh Mathêu viết Tin Mừng cho các tín hữu gốc Do Thái, nên ngài viết gia phả Chúa Giêsu khởi đầu từ Abraham để chứng minh nguồn gốc Do thái của Chúa Giêsu: Ngài là một người Do Thái 100%, là con cháu của tổ phụ Abraham và hậu duệ của vua Đa-vít. Đồng thời, cách trình bày này cũng khẳng định nhân tính của Chúa Giêsu: Ngài là con người thật.
Câu hỏi thử thách: Tại sao các nhân vật trong 2 bảng gia phải lại khác nhau dữ dội? Ví du TM Luca viết Chúa Giêsu thuộc nhánh Nathan, còn TM Matheu viết thuộc nhánh Salomon? Có gì nhầm lẫn không?
Điều này là do hai tác giả viết gia phả theo hai nhánh nội và ngoại. Matheu viết theo chi họ của thánh Giuse, còn Luca theo chi họ của Đức Maria, bởi cả hai đều thuộc chi tộc David. Thêm nữa, ý nghĩa của gia phả này không nhắm đến tính chính xác của lịch sử, mà mang ý nghĩa biểu tượng dựa theo con số 3x7x2, có nghĩa là sự trọn hảo (7) thần linh (3) của các nhân chứng (2), hay dịch xuôi hơn: Chứng nhân thần linh trọn hảo.
Như vậy, Matheu trình bày theo nhánh của thánh Giuse, Luca theo hướng của Đức Mẹ. Cả hai hướng này đều gặp nhau ở vua David. Do đó Matheu nhắc đến vua Salomon, còn Luca nhắc đến Nathan. Điều này không mâu thuẫn, bởi chúng ta biết vua David có nhiều con, cả Salomon và Nathan đều là con vua David, thì sự di truyền đến Chúa Giêsu vẫn là thuộc dòng dõi vua David.
Thánh Luca viết Tin Mừng cho các tín hữu gốc dân ngoại, những người không biết rõ và cũng không chú ý về nguồn gốc Do Thái của Chúa Giêsu. Thế nên, tác giả trình bày gia phả của Chúa Giêsu theo hướng ngược lại, bắt đầu từ Chúa Giêsu và kết thúc ở ông tổ Adam với câu kết: và Adam là con Thiên Chúa (Lc 3,28). Câu kết này chính là chìa khóa cho thấy mục đích của tác giả, đó là chứng minh nguồn gốc thần tính của Chúa Giêsu: Ngài là con Thiên Chúa, là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa.
Bình luận