$type=ticker$count=12$cols=4$cate=0

Tại sao Giáo Hội Trung Cổ hay thiêu sống người lạc giáo?

Chia sẻ bài viết này:

Tại sao Giáo Hội Công Giáo lại khá "dữ tợn" và rất thường hay thiêu sống nhiều người lạc giáo như William Tyndale, John Wycliffe, hay Giordano Bruno?

Tại sao thời Trung Cổ, Giáo Hội Công Giáo lại khá "dữ tợn" và rất thường hay thiêu sống nhiều người lạc giáo như William Tyndale, John Wycliffe, hay Giordano Bruno?

Đây là một điều ngộ nhận vì Công Giáo không xử tử ai cả. Mình cần nhớ vào thời Trung Cổ thì không có sự phân tách triệt để giữa Nhà nước và Giáo Hội (separation of Church and State) như góc nhìn của chúng ta ngày nay. Ngày nay mình hay suy nghĩ là: Nhà nước lo việc chính trị, dân sự; còn Giáo Hội lo về đời sống tâm linh, hai cái không cần hòa trộn vào nhau. Chính phủ của hầu hết các nước đều vô thần tự bản chất. Kể cả chính phủ Hoa Kỳ cũng là “vô thần hiện đại” (một từ đúng hơn là neo-paganism), chứ một chính phủ mà ủng hộ phá thai hay hôn nhân đồng tính thì không thể là chính phủ Kitô giáo được.

thiêu sống người lạc giáo


Nhưng ngược về thời Trung Cổ, các quốc gia châu Âu là những quốc gia Kitô giáo hoàn toàn. Và chính quyền khi đó sẽ phải điều hành đất nước cho đúng chất của một quốc gia mang tinh thần Kitô giáo. Dĩ nhiên họ sẽ không cho phép dân chúng xúc phạm hay gây tổn hại đến Giáo Hội, vì Giáo Hội là một phần không thể thiếu của xã hội. Nếu ai đó tấn công vào các tín lý Kitô giáo thì cũng đồng thời tấn công luôn vào Nhà nước, vì nền tảng của Nhà nước chính là Kitô giáo. Tội dị giáo được xem như tội phản quốc.

Vậy khi có những kẻ dị giáo xuất hiện và truyền bá những thứ nguy hại cho Đức tin Kitô giáo, thì Nhà nước phải có bổn phận can thiệp, và Nhà nước sẽ phải nhờ Giáo Hội xem xét xem: Liệu kẻ này có dị giáo hay không? Mức độ như thế nào? Giáo Hội sẽ không ra hình phạt nào cả, mà chỉ có bổn phận tuyên bố liệu kẻ đó có mắc tội dị giáo. Việc đặt ra hình phạt sẽ là việc của Nhà nước chứ Giáo Hội không can thiệp vào.

Không chỉ Công Giáo mà các quốc gia Tin Lành lúc đó cũng có quan điểm như trên. Thời đó người ta xem tội dị giáo còn nặng hơn cả tội mưu sát. Cộng Hòa Geneva (nay là Thụy Sỹ) vào thế kỷ 16 chính thức ấn định Tin Lành Calvin là quốc giáo, và một học trò của John Calvin là Michael Servetus đi giảng dạy rằng Chúa Giêsu chỉ là một con người bình thường, chứ không phải là Thiên Chúa. Ông tuyên truyền nhiều sách vở dị giáo và còn ghi chú lung tung trong quyển Institutes của John Calvin rồi gửi lại cho tác giả - điều đã khiến Calvin rất tức giận. Servetus lập tức bị bắt giam và mặc cho Calvin ra sức khuyên nhủ, ông kiên quyết không từ bỏ quan điểm dị giáo. Calvin xin chính quyền thành phố cho học trò cũ của mình bị kết án với tội bội phản thay vì tội dị giáo, nhưng chính quyền không đồng ý. Kết quả là Servetus đã bị hỏa thiêu cùng các ghi chép của ông vì quan điểm dị giáo.

Một số điều bàn thêm

1/ Với việc chuyển giao phạm nhân cho Nhà nước, Giáo Hội có đang gián tiếp ủng hộ việc xử tử họ?

Không. Công Đồng Montpellier năm 1062 và Công Đồng Toulouse năm 1119 đã yêu cầu các giám mục chuyển giao những kẻ dị giáo sang cho chính quyền thế tục. Nhưng vì nhìn thấy các chính quyền này đề ra nhiều hình thức tra tấn quá dã man, nên vào năm 1231, Giáo Hoàng Gregory IX đã lập ra Tòa Thẩm Tra rồi giao cho dòng Đaminh và dòng Phanxicô quản lý. Nhiệm vụ của Tòa này là nỗ lực giúp phạm nhân hoán cải chứ không đề ra án phạt nào. Chỉ khi nào phạm nhân ngoan cố quá mức, Tòa Thẩm Tra mới chuyển qua cho chính quyền.

Các nhà tù của Tòa Giáo Hội thường có cơ sở vật chất và những điều kiện ăn ở tốt hơn hẳn của chính quyền, cộng thêm việc đối xử nhân đạo hơn với tù nhân nên nhiều tội phạm thường cố tình làm ra vẻ báng bổ tôn giáo để được chuyển qua tòa Giáo Hội xử thay vì bị xử bởi chính quyền!

2/ Thời Trung cổ, chẳng lẽ chỉ vì phát ngôn trái quan điểm với Nhà nước Kitô giáo mà bị thiêu sống?

Chúng ta cần dịch chuyển góc nhìn từ hiện đại về trung cổ. Việc dịch chuyển này sẽ hơi khó khăn. Góc nhìn hiện đại của chúng ta ngày nay thiên về chủ nghĩa nhân văn và các giá trị "Tự Do", như các quyền tự do ngôn luận, tôn giáo, lương tâm... Còn ở góc nhìn thời Trung cổ, các quốc gia châu Âu xem Kitô giáo là quốc giáo, và chống lại Kitô giáo thì không khác gì phản bội quốc gia.

3/ Các chính quyền mà lấy Kitô giáo làm nền tảng thì đáng ra phải yêu thương, tha thứ như Chúa dạy; mà sao lại xử tử người ta?

Dù các chính quyền khi đó mang tinh thần Kitô giáo thật, nhưng tinh thần Kitô giáo của mỗi nước lại khác nhau chứ không đồng đều (chẳng hạn khi các nước chiến tranh với nhau thì họ đều cho là Chúa ở phe mình). Chính quyền của mỗi quốc gia lại cũng dựa vào hay kết hợp truyền thống, tập quán có từ xa xưa của quốc gia mình để soạn ra các bộ Luật và vì thế Luật của mỗi quốc gia cũng khác nhau dù vẫn mang tinh thần Kitô giáo trong đó. Hình phạt xử tử cũng nằm phần nào trong truyền thống có từ ngàn xưa này.

Tiếp theo là mình cần phân biệt tinh thần của luật (tức là cùng đích mà luật nhắm tới) và bản thân các điều luật cụ thể (tức là phương tiện của luật). Lấy ví dụ: Người phản quốc thì bị tử hình. Tử hình người phản quốc là điều luật cụ thể. Còn tinh thần hay mục đích của luật này là để bảo vệ trật tự xã hội. Tương tự, ở thời xưa, khi chưa có sự tách biệt giữa tôn giáo và chính trị thì dị giáo đồng nghĩa với phản quốc, tức là thách thức và muốn phá hủy trật tự ổn định vốn có của xã hội. Vì thế, luật khi ấy có luật hỏa thiêu dị giáo. Tuy nhiên ngày nay, khi đã có sự tách biệt thì điều luật này đã không còn.

Tương tự, người dưới 18 tuổi không được kết hôn là một luật. Tinh thần của nó là để bảo đảm người ta có sự lựa chọn tự do với đầy đủ lý trí và trách nhiệm. Ngày xưa, người 14 tuổi là đã đủ khả năng gánh trách nhiệm xã hội nên lúc ấy hôn nhân được cho phép sớm. Ngày nay, độ tuổi kết hôn được dời trễ hơn vì khả năng gánh trách nhiệm xã hội của con người trễ hơn.

Qua 2 ví dụ chúng ta thấy: tinh thần của luật không thay đổi nhưng điều khoản của luật thay đổi tùy thuộc hoàn cảnh. Cần nhớ tinh thần của luật không phải là bác ái, yêu thương, tha thứ. Ví dụ như vào thời đó, nước mình bị nước khác xâm lược, chẳng lẽ mình sẽ "yêu thương, tha thứ", không phản kháng, rồi để người ta cướp nước mình?


Khanh Nguyen / Hỏi Đáp Tôn Giáo

[lock]Các nguồn tham khảo:

Tim Staples - Why did the Catholic Church kill Jan Huss? on Open Forum for Non-Catholics

Joe Carter - 9 Things You Should Know About John Calvin

Quill & Ink History - The Medieval Inquisition (Quick overview).

Đóng góp, phản biện từ các bằng hữu[/lock]

Bình luận

BLOGGER
♰ Trang tin được dẫn trích từ nhiều nguồn tư liệu trên Internet dành riêng cho người Công Giáo, các Kitô hữu, và những ai mong muốn tìm hiểu Đức Tin Công Giáo một cách sâu sắc hơn – Để yêu mến Chúa Kitô và Mẹ Hội Thánh hơn.

Name

Abraham,1,Ăn Chay,1,Bảy Vị Thánh Ngủ,1,Bí tích,10,Calcutta,1,Catholic Community,2,Cầu Nguyện,4,Cầu Nguyện Liên Lỉ,1,Chia Sẻ,33,Chú Giải,1,Chúa Giê-Su,24,Cô Đơn,1,Công Giáo,42,Congregatio,1,Cuộc Khổ Nạn,2,Cựu Ước,3,Đám Cưới,2,Đền Thờ,1,Đền Tội,1,DHY Nguyễn Văn Thuận,1,Don Bosco Cần Giờ,1,Dòng Tu,1,Đức Giáo Hoàng,11,Đức Hồng Y,2,Đức Hồng Y George Pell,1,Đức Mẹ,7,Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp,2,Đức Mẹ Măng Đen,1,Đức Mẹ Maria,7,Đức Mẹ Nghèo Khó,1,Đức Ông Vincent Trần Ngọc Thụ,1,Đức Tin,3,Ebook Công Giáo,1,English Catholic,4,Gabriel,1,Gia Phả Chúa Giêsu,1,Giáo Hội,20,Giáo Huấn,1,Giáo Lý,8,Giuse Marchand Du,1,Hạnh Các Thánh,11,Hạt Mân Côi,3,Hình Ảnh Công Giáo,1,Hoả Ngục,1,Hỏi Đáp,14,Hỏi Đáp Công Giáo,35,Hỏi Đáp Tôn Giáo,8,I am Catholic,2,Kinh Cầu Nguyện,4,Kinh Thánh,25,Kinh Thánh Tân Ước,1,Lạc Giáo,2,Lễ Vọng,1,Linh Hồn,1,Lời Chúa Hàng Ngày,3,Lòng Thương Xót Chúa,1,Luyện Ngục,1,Luyện Tội,1,Ly Hôn,1,Ma Quỷ,1,Mái Ấm,1,Maria Madalena,1,Mẹ Teresa,1,Michael,1,Miriam,1,Môsê,1,Ngẫu Tượng,2,Nghịch Lý Tảng Đá,1,Nhà Thờ,3,Night Prayer,1,Nô Lệ,1,Ơn Gọi,1,Ordo,1,Padre Piô,2,Phongxiô Philatô,1,Problem of Evil,1,Probo Vaccarini,1,Radio,51,Radio Công Giáo,45,Raphael,1,Sách Công Giáo,3,Sách Khải Huyền,1,Sinh Nhật Đức Mẹ,1,Suy Niệm,1,Tên Thánh,1,Thần Học,1,Thần Khúc Dante,1,Thánh Biển Đức Viện Phụ,1,Thánh Đa Minh,1,Thánh Giá,3,Thánh Giuse,2,Thánh Lễ,7,Thánh Luca,2,Thánh Mát-thêu,1,Thánh Phao-lô,1,Thánh Phê-rô,1,Thánh Tích,1,Thánh Tử Đạo Việt Nam,1,Thập Tự Chinh,1,Thiên Chúa,14,Thiên Đàng,1,Thiền Siêu Việt,2,Thiên Thần,3,Thiền TM,1,Tìm Hiểu,31,Tin Lành,1,Tin Mừng,6,Tổ Nghề,1,Tông Đồ,4,Tử Đạo,1,Vatican,4,Vụ án Galileo Galile,2,Xưng Tội,2,Yoga,1,
ltr
item
✞ CATHOLIC VIETNAM : Tại sao Giáo Hội Trung Cổ hay thiêu sống người lạc giáo?
Tại sao Giáo Hội Trung Cổ hay thiêu sống người lạc giáo?
Tại sao Giáo Hội Công Giáo lại khá "dữ tợn" và rất thường hay thiêu sống nhiều người lạc giáo như William Tyndale, John Wycliffe, hay Giordano Bruno?
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjZT7pnp9ax-XLtnq43C_rEWEh5bY_8EUSFifoKom_7h3JJwHvz1CKJrSlq3yP_KAV0YKzveKdcdOujHH4-7RQiCsKP9PeDZnsf8O_nR8_5QmRn7rdUZsjNnnpXJxukX83Ahv95h4LwM98/w640-h384/thie%25CC%2582u+so%25CC%2582%25CC%2581ng+ngu%25CC%259Bo%25CC%259B%25CC%2580i+la%25CC%25A3c+gia%25CC%2581o.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjZT7pnp9ax-XLtnq43C_rEWEh5bY_8EUSFifoKom_7h3JJwHvz1CKJrSlq3yP_KAV0YKzveKdcdOujHH4-7RQiCsKP9PeDZnsf8O_nR8_5QmRn7rdUZsjNnnpXJxukX83Ahv95h4LwM98/s72-w640-c-h384/thie%25CC%2582u+so%25CC%2582%25CC%2581ng+ngu%25CC%259Bo%25CC%259B%25CC%2580i+la%25CC%25A3c+gia%25CC%2581o.jpg
✞ CATHOLIC VIETNAM
https://www.catholic.com.vn/2021/09/tai-sao-giao-hoi-trung-co-hay-thieu.html
https://www.catholic.com.vn/
https://www.catholic.com.vn/
https://www.catholic.com.vn/2021/09/tai-sao-giao-hoi-trung-co-hay-thieu.html
true
1702303097171369883
UTF-8
Đã tải tất cả các bài đăng Không tìm thấy bất kỳ bài viết nào Xem tất cả Xem thêm Phản hồi Dừng phản hồi Xoá Bởi Trang chủ Trang Bài viết Xem tất cả GỢI Ý CHO BẠN Từ khoá Lưu trữ Tìm kiếm Tất cả bài viết Không tìm thấy bất kỳ bài đăng nào phù hợp với yêu cầu của bạn Quay lại Trang chủ Chủ nhật Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 vừa rồi 1 phút trước $$1$$ trước 1 giờ trước $$1$$ giờ trước Hôm qua $$1$$ ngày trước $$1$$ tuần trước hơn 5 tuần trước Những người theo dõi Theo dõi Nội dung bản quyền được che lại, để xem vui lòng làm theo hai bước hướng dẫn dưới đây: Bước 1: Chia sẻ trên Facebook hoặc Twitter Bước 2: Nhấp vào link mà bạn mới mới chia sẻ trên trang cá nhân. Copy tất cả mã Chọn tất cả mã Tất cả các mã đã được sao chép vào khay nhớ tạm của bạn Không thể sao chép mã / văn bản, vui lòng nhấn [CTRL] + [C] (hoặc CMD + C với Mac) để sao chép Mục lục