Chúng ta đã nghe thường xuyên lời tố cáo của người vô thần rằng, Galileo bị Tòa án dị giáo của Giáo Hội tuyên án lạc giáo và bị thiêu sống. Sự thực?
Từ trước tới nay, có lẽ chúng ta đã nghe thường xuyên lời tố cáo của người vô thần rằng, Galileo bị Tòa án dị giáo của Giáo Hội tuyên án lạc giáo và bị thiêu sống. Sự thật lịch sử có phải như vậy không?
Galileo Galilei là nhà thiên văn học, vật lý học, toán học và triết học lỗi lạc người Italy. Với niềm tin rằng trái đất xoay quanh mặt trời, ông bị đưa ra xét xử tại Tòa án dị giáo năm 1633 và bị kết án quản thúc tại gia suốt đời.
Giải mã lý do khiến Galilei bị đưa ra xét xử
Nội dung xoay quanh việc Galileo (+1642) cùng với một số nhà thiên văn khác đưa ra luận điểm chống lại vũ trụ quan của Aristoteles. Ông theo trường phái của Kopernikus, người đã công bố từ năm 1543 rằng trái đất không phải là trung tâm của vũ trụ mà là mặt trời.
Galileo, một giáo sư trẻ, thuộc nhóm phê bình của Kopernikus và giảng dạy từ năm 1606 ở Padua rằng trái đất quay quanh mặt trời. Pascal, Descart und Francis Bacon cũng như Tòa Thánh đã chống lại lý thuyết này. Dĩ nhiên vào thời ấy thiên văn học chưa phát triển nên tư tưởng trên kia là quá mời mẻ. Nhưng ngay khi tìm ra, Korpenikus đã trình lên giáo hoàng khám phá cách mạng này. Từ năm 1594, tòa thánh đã cho phép giảng dạy môn thiên văn học theo trường phái này ở đại học Salamanca.
1592-1610, Galileo ở Padua và hoạt động trong nước cộng hòa Venedig. Đó là một tiểu vương quốc giàu có và tự do, trái ngược với Roma, nổi tiếng với các vị trí thức trứ danh ở Italia thời ấy. Galileo yêu cầu Tòa Thánh chấp nhận lý thuyết của mình. Nhưng trước hết cần nói rằng, thời ấy Tòa Thánh không hề tuyên bố là mặt trời hay trái đất quay. Mặc dù quan niệm thời ấy cho rằng trái đất là trung tâm.
Trước tiên Galileo được Tòa Thánh ủng hộ rộng rãi, và các nhà thiên văn (tu sĩ) dòng tên là những người đầu tiên đón chào khám phá mới mẻ này của Galileo. Đức HY Robert Bellarmin S. J khi ấy là thẩm phán tối cao tòa án dị giáo. Ngài tuyên bố lý thuyết của Galileo không lạc giáo. Nhưng ngài đề nghị Galileo nên thận trọng trình bày lý thuyết ấy như một „mệnh đề“ khi ông chưa thể chứng minh được (vì thiên văn thời ấy chưa phát triển nên cần cẩn trọng). Lịch sử khoa học khẳng định rằng, Galileo không thể chứng minh một cách khoa học thực nghiệm mệnh đề này. Galileo nhận được sự cho phép của tòa án dị giáo để tiếp tục nghiên cứu của mình.
Ý nghĩa khoa học nghiên cứu của Galileo rõ ràng là rất lớn lao. Nhưng cần lưu ý, các nghiên cứu có giá trị của ông chỉ ra đời sau khi bị tuyên án, chứ không phải bản thân vấn đề bị tuyên án. Từ khi ông nổi loạn cho tới khi bị tuyên án là 23 năm, và ông không hề là một nhà nghiên cứu „yên tĩnh“ mà luôn phát ngôn gây war. Lý do pháp lý vụ án của ông là vì ông đã xuất bản cuốn sách Dialogo (chế nhạo giáo hoàng và Tòa Thánh). Đồng thời Tòa Thánh cũng yêu cầu ông xem lý thuyết mới của mình (Heligiozentrismus – nhật tâm) như một mệnh đề thiên văn và vật lý, chứ không được khẳng định đó là một thực tại (đã được chứng minh). Tòa án dị giáo khi ấy đã dùng lập luận của lý thuyết khoa học và thuyết vật lý hiện đại thừa nhận – không thể khẳng định là chân lý (khoa học) một điều chưa thể chứng minh. Năm 1741, sau khi nghiên cứu của Galileo được chứng minh thì Tòa Thánh đón nhận và năm 1822 đã dùng nghiên cứu của ông giảng dạy cho ngành thiên văn học.
Cần lưu ý: Galileo không hề bị tuyệt thông – và thậm chí không như người ta đồn – ông không bị kết án lạc giáo hay bị thiêu sống. Ông là một tín hữu nhiệt thành, xưng tội và rước lễ thường xuyên cho đến khi chết. Ông có rất nhiều bạn bè cũng như học trò trong hàng hồng y, giám mục và thần học gia. Trong suốt cuộc đời ông đã trung thành với đức tin công giáo – ông chỉ phê bình tính chính xác của khoa học được trình bày trong Kinh Thánh, chứ không phủ nhận giáo lý về sự sáng tạo hay ơn cứu độ. Ông có lỗi vì đã chế nhạo và thiếu vâng phục Tòa Thánh, nhưng không bị thiêu sống hay tuyệt thông như chúng ta vẫn nghe, mà chỉ bị phạt đọc thánh vịnh sám hối 7 tuần – nhưng con gái ông, một nữ tu dòng kín, đã xin làm thay ông. Do đó, vụ án của ông kết thúc.
Bài đọc: Antonio Tran Trinh Trong
[lock]Dịch từ giáo trình "Lịch sử công giáo cận đại" của giáo sư tiến sĩ Alkuin Schachenmayr.[/lock]
- [message]
Bình luận