Trong Tiếng Việt, hay đúng hơn trong cách nói chuyện của người công giáo Việt Nam, tất cả các cộng đoàn tu trì đều được gọi là DÒNG. Tuy nhi...
Trong Tiếng Việt, hay đúng hơn trong cách nói chuyện của người công giáo Việt Nam, tất cả các cộng đoàn tu trì đều được gọi là DÒNG. Tuy nhiên nếu xem xét chi tiết theo tiêu chuẩn của giáo luật và tiếng Latinh làm cơ sở, thì cách gọi như trên là không chính xác.
Giáo luật phân biệt 2 cấp độ của DÒNG TU bằng 2 từ khác nhau: Ordo và Congregatio. Trong đó, chỉ những hình thức tu trì ra đời từ thế kỷ 17 trở về trước mới được gọi là ORDO - DÒNG. Còn các hình thức tu trì từ thế kỷ 17 tới nay được gọi là CONGREGATIO - HIỆP HỘI, TU ĐOÀN...
Ký hiệu viết tắt của các dòng tu cũng nói lên sự khác biệt này. Trong khi các dòng cổ truyền đều có ký hiệu O (ordo), vd: Dòng Biển Đức - OSB; Xitô - OC, Đaminh - OP; Phanxico - OFM... thì các hiệp hội tu trì từ thế kỷ 17 tới nay không có ký hiệu O; hoặc nếu có thì mang ý nghĩa khác chứ không có nghĩa là ORDO nữa. Vd: Don Bosco - SDB; Ngôi Lời - SVD, Hiến sĩ Đức Mẹ Vô Nhiễm - OMI (Oblats de Marie Immaculée), chữ O ở đây không phải Ordo.
Nếu xét theo nguyên tắc này thì các hình thức tu trì mới ở Việt Nam như Mến Thánh Giá, Mân Côi và rất nhiều Tu Hội, Tu Đoàn khác... không được gọi là ORDO - DÒNG, mà chỉ là CONGREGATIO - HIỆP HỘI.
Điều thú vị là Giáo Luật và các ngôn ngữ khác như tiếng Ý, Đức, Anh phân biệt rõ cách gọi này, còn ở Việt Nam thì không. Mọi cơ sở tu trì đều được gọi là DÒNG. Cũng cần nói thêm là từ sau Công Đồng Vatican II thì sự phân biệt giữa Ordo và Congregatio không rõ ràng nữa, mà có thể được gọi chung là cộng đoàn tu trì hay đời sống thánh hiến.
Bài đọc: Antonio Tran Trinh Trong
M. Hạnh Tử OCist
Bình luận